Đi Pù Luông lúc nào?
Pù Luông theo mình là đẹp quanh năm…vấn đề là bạn thích cảnh đẹp sắc xanh của mùa lúa mới? hay sắc vàng của mùa lúa chín rực rỡ? Hay bạn trầm trồ về cảnh sắc mùa nước đổ trên những thửa ruộc bậc thang. Chỉ có những nơi núi cao, có ruộng bậc tháng mới có được?
Nên theo mình thì vẫn là đẹp quanh năm! Thu xếp được thời gian thì chúng mình xách balo lên và đi thôi.
Thời gian mình chọn đi Pù Luông là tháng 5. Pù Luông thời điểm này chìm đắm trong sắc xanh màu lúa mới của những thửa ruộng bậc thang, trông rất đẹp mắt. Khi Pù Luông mới chớm vào hè thui để thời tiết không quá nóng thuận tiện cho việc di chuyển khám phá các cảnh đẹp nơi đây!
Khoảng tầm hơn 1 tháng nữa nghĩa là tầm cuối tháng 6 sang đầu tháng 7/2020 là lúa ở Pù Luông sẽ chín. Là thời điểm mà các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng trải dài trên các triền núi. Một vẻ đẹp vừa trù phú, vừa thanh bình, thơ mộng sẽ níu kéo bước chân của bạn, chắc chắn khiến bạn phải trầm trồ về một Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng về Biển.
Đi Pù Luông bằng cách nào?
Đi Đi Pù Luông bằng xe khách:
Nếu di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội, bạn có thể đón xe ở bến Giáp Bát, Nước Ngầm hoặc Mỹ Đình đều được. Tuyến xe khách phổ biến để đi Pù Luông là Hà Nội – Bá Thước – Thanh Hóa với giá vé khoảng 120.000 vnđ/người. Xe sẽ về đến thị trấn Cành Nàng (Bá Thước, Thanh Hóa) . Sau đó bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm để di chuyển đến Pù Luông nhé. Nhớ mặc cả trước nha.
Đi Pù Luông bằng phương tiện cá nhân ( ô tô tự lái hoặc xe máy)
Bạn cứ GG Map là tới thui. Nói chung là đường đẹp, đoạn chuẩn bị lên Pù Luông thì hơi uốn éo 1 xíu theo mình là không đáng kể. Lên tới nơi là các kiểu biển chỉ dẫn của Homstay, khách sạn ngập đường rùi ai ở đâu thì ta tiến thẳng về đó thui.
Đi Pù Luông ở đâu?
Có rất nhiều Homestay hay khách sạn để bạn lựa chọn tùy theo nhu cầu. Nhưng note của mình là nếu ở Homestay thì nên ở Homestay ở khu Bản Đôn, Bản Báng cho tiện đi lại thăm quan và cũng gần đường lớn. Phi vào khu Bản Kho Mường hay Bản Hiêu mà thuê là hơi bị xa xôi đó nha.
Khách sạn thường nằm dọc đường lớn và tập trung tại bản Đôn và bản Báng nên khá tiện lợi. Về ăn uống thì mình ăn lun tại khách sạn cho tiện, tại thấy chung quanh ko thấy hàng quán mấy. Có thể là sau dịch nên các hoạt động dịch vụ tại đây chưa hoạt động bình thường lại. Các khu nghỉ đợt mình đi còn nhiều khu chưa mở cửa lại mà.
Đi Pù Luông thì chơi đâu cho vui cho đẹp?
Bản Kho Mường – Hang Dơi
Kho Mường là thung lũng hoang sơ thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, nơi người Thái Trắng định cư và sinh sống từ lâu đời. Đường vào cái bản này là khó đi nhưng lại là nơi các bạn ko nên bỏ qua -1 điểm nhấn quan trọng của Bản Kho Mường chính là Hang Kho Mường hay còn gọi là Hang Dơi – hang động bí hiểm bị bỏ quên giữa vùng đấy còn yên ngủ.
Lối vào hang là con đường đất cheo leo được cây rừng phủ kín. Từ ngoài vào, Hang Dơi chỉ tầm hơn 100m nhưng lòng hang rộng tới hơn 2.5 km, với rất nhiều ngóc ngách ăn sâu vào lòng đất. Hang rất đẹp và đáng đi. Đường từ bản vào hang là đường bê tông sạch đẹp, 2 bên là ruộng là suối, xong leo lên núi một chút là tới cửa hang. Trừ trên cửa hang ta có thể phóng tầm mắt ra thung lũng bao quanh các ruộng lúa của người dân nơi đây.
Từ đây bạn còn có thể di chuyển tới 4 bản Mường khác là Bản Bốn, Thành Công, Cao Hoong và Bản Kịt để tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt ở nơi này. Mình thì chỉ vào bản Kho Mường chơi thôi ko đi cung 4 bản được vì có nhóc 5 tuổi ko đi bộ nhiều được.
Bản Đôn – Cọn Nước biểu tượng Pù Luông
Bản Đôn sở hữu cảnh đẹp hoang sơ, với những thửa ruộng bậc thang trải dài, những nếp nhà sàn nằm ven chân đồi thanh bình yên tĩnh. Phải nói là bản Đôn là nơi có đoạn Ruộng bậc thang đẹp nhất tại Pù Luông.Từ đường lớn rẽ vào bản Đôn là thấy ngay 1 khúc đường 2 bên là ruộng lúa bậc thang cực kì đẹp, các bức ảnh để đời thường là chụp tại đây.
Cọn Nước hay Guồng nước – Một biểu tượng văn minh nông nghiệp một thời
Cách đi: Đi tiếp con đường bản Đôn bạn sẽ tới đoạn trường Tiểu Học làng Tôm (google map nhé). Đi tới ngã ba thì thấy 1 cái cầu đi qua đó rẽ trái đi thẳng là thấy các cọn nước. Nhưng thấy rồi mà lội ruộng đi vào thì khó khăn đó. Tốt nhất là đi thẳng hết đường rẽ trái tới nhà có quán nước mía thì gửi xe đó rồi đi vào. Làm theo lời cụ thể là 1 cái đường nhỏ xíu dẫn ra suối bên cạnh quán nước mía để đi xuống tận Cọn nước mà ko phải lội ruộng. Ôi ơn zời! Chứ đất quý người thụt cái chân xuống là phải gắng hết sức mới nhấc lên đường đó.
Ngoài ra các bạn muốn đi bè trên sông thì giá thuê là 150k/ người.
Son Bá Mười – thức thách cho những người thích chinh phục những cung đường khó
Chuyến này đi một cách ngẫu hứng nên ném quần áo vào balo, kịp book cái phòng ks là 3 thằng nhà tớ kéo nhau đi.Chỉ đơn giản là xách nhau đi chơi, đi tới một nơi khí hậu trong lành, thiên nhiên cây cối nên chẳng tìm hiểu gì cả. Thấy có điểm Son Bá Mười các bản nằm sâu nhất tại Pù Luông thì cứ thế seach đường là đi. Và Bản Kho Mường khó đi thì ở đây còn khó đi hơn nhiều.
Đường uốn éo, hiểm trở xong lại còn sạt lở đá tùm lum cơ. Độ dốc tại đây thì ôi thôi cỡ 15 độ. Đã dốc mà còn cua gắt cơ, đường thì trượt đá. Lần đầu tiên trong cuộc đời đã đi rất nhiều loại địa hình. Mình cảm thấy có cái đường làm mình thấy sợ vậy. Cái cảm giác khó tả lắm các cậu ạ! Đúng cái kiểu nơi Thâm sơn cùng cốc, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, rừng núi âm u. Xong mình lại còn đi vào lúc chuẩn bị có cơn mưa nữa chứ! Ôi nó làm cho cái khung cảnh trở nên hãi hùng luôn.
Mình dừng lại tại 1 hẻm núi khi cơn giông đang to dần và quyết định quay đầu lại ko lên đỉnh Son Bá Mười nữa. Vì thời tiết càng lúc càng xấu đi cảm thấy không an toàn. Nhất là xung quanh 1 bên là núi rừng 1 bên là vực sâu không một bóng nhà! Và giờ mình đã hiểu tại sao ít thông tin và hình ảnh các bạn đi Son Bá Mười đến thế. Thực sự đây là một cung đường không hề dễ dàng đâu.
Cùng tò mò trên đỉnh TRtrông nào lắm! Nhưng nếu có đi chắc trinh phục bằng cách đi bộ thôi! Chứ đi xe run lắm các bác ạ
Bản Hiêu – Thác Hiêu
Bản Hiêu và Thác Hiêu thuộc xã Cổ Lũng cách bản Đôn trung tâm Pu Luông tầm mười mấy km. Cảnh 2 bên đường là những nếp nhà và ruộng bậc tháng rất đẹp. Có 2 cái cầu treo đẹp cực mà mình chỉ ngắm thui chứ ko dừng lại xuống. Tới cổng vào Thác Hiêu thì dừng xe đi bộ vào bản trên con đường đất 2 bên là ruộng lúa và suối. Cảnh rất thanh bình. Có biển chỉ dẫn xuống thác bằng 1 con đường nhỏ. Bên cạnh là 1 quán ăn. Cứ phi vào thui và lội vào phía bên trong, mang theo đồ bơi là có thể tắm suối. Lội chơi một lúc thì bọn mình ra về trong ánh chiều và mùi khói bếp đầy yên ả, thanh bình nơi bản làng núi cao.
Đỉnh Pù Luông – Con đường trekking hấp dẫn
Pù Luông là cách gọi của người dân tộc Thái, mang ý nghĩa là ngọn núi cao nhất trong vùng. Đỉnh Pù Luông cao trên 1.700m thách thức “máu” phượt của các bạn trẻ ưa mạo hiểm. Khi đứng trên đỉnh Pù Luông bạn có thể thu được trọn vẹn cảnh núi rừng hùng vĩ. Những cánh cánh đồng bát ngát, thung lũng ở dưới chân núi vào trong tầm mắt. Nghe đồn đi bộ đi lên đi xuống mất 1 ngày nên bọn mình không đi. Note đây cho dân mê Trekking đi và team con nhỏ xa lánh
Chợ phiên Phố Đoàn
Khi đến du lịch Pù Luông, du khách không nên bỏ qua cơ hội tham gia chợ phiên Phố Đoàn. Chợ được diễn ra vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Đây là khu chợ giao thương không chỉ các mặt hàng. Đây còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồn bào các dân tộc: Kinh, Thái, Mường. Các mặt hàng ở đây chủ yếu là tự cung tự cấp và khi đem bán. Người dân còn có thể dùng các mặt hàng có giá trị tương đương để đổi lấy thứ mình muốn. Chợ nằm trên đường đi bản Hiêu.
Mong rằng những chia sẻ nãy sẽ là các thông tin hữu ích cho các bạn chuẩn bị khám phá Pù Luông. Chúc các bạn vui và có chuyến đi thật an toàn!